Vậy bạn đã biết quy trình làm lông mi giả bao gồm những bước gì chưa?
Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, mời các bạn tiếp tục theo dõi.
Contents
Những nguyên liệu cần thiết để làm lông mi giả là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên liệu để làm ra lông mi giả nhé. Trên thị trường hiện nay đã và đang cung cấp rất nhiều loại lông mi giả khác nhau, vậy nên cũng sẽ đa dạng các loại chất liệu khác nhau.
Trong đó, loại lông mi giả được khách hàng sử dụng nhiều nhất và các xưởng gia công sản xuất nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại là loại lông mi có tên hàng lùa. Loại lông mi giả này còn có tên gọi khác là eyelash extension.
Công dụng của loại lông mi hàng lùa này là dùng để nối mi. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ dùng từng cọng mi và tiến hành nối trực tiếp lên đôi mắt.
Loại lông mi giả này vô cùng được ưa chuộng vì kết quả mà nó mang lại cho người sử dụng. Không những không hề gây cảm giác giả cho người nhìn mà còn có thể giúp người sử dụng có thể cải thiện được toàn bộ khuôn mặt sau khi sử dụng.
Những nguyên liệu và vật dụng cần chuẩn bị để gia công lông mi giả
Để sản xuất ra được những sản phẩm lông mi giả, các cơ sở sản xuất sẽ cần đến những nguyên liệu phụ trợ cơ bản như tóc, khuôn mẫu, nhíp, băng keo chịu nhiệt chuyên dụng, băng keo trắng hai mặt, kéo bấm, dao chặt có bảo vệ hoặc dao rọc giấy.
Phần tiếp sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình gia công của những sản phẩm lông mi giả sẽ như thế nào và bao gồm bao nhiêu bước nhé.
Quy trình sản xuất gia công lông mi giả
Dù là tạo ra sản phẩm gì thì quy trình luôn vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của bất cứ sản phẩm nào. Lông mi giả cũng không phải ngoại lệ.
Lựa chọn loại tóc sao cho phù hợp
Việc lựa chọn loại tóc sao cho phù hợp cũng như có thể đáp ứng được những yêu cầu ban đầu của khách hàng đều là những điều vô cùng thiết yếu và có thể coi là quan trọng nhất.
Vậy nên các cơ sở sản xuất cũng nên ghi chú theo từng loại tóc rõ ràng để tránh những trường hợp bị nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn và sử dụng những loại tóc đó.
Quá trình lùa tóc
Sau khi lựa chọn ra được một hay nhiều loại tóc phù hợp, chúng ta sẽ tiến hành quy trình lùa tóc. Đây là quy trình không phải ai cũng có thể thực hiện. Công đoạn này có yêu cầu về tính chuyên môn cũng như sự khéo léo, nên đòi hỏi đây sẽ là những người thợ đã có tay nghề vào kỹ thuật cao.
Đây là quá trình có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm. Nếu quy trình lùa tóc này bị lỗi hoặc lùa tóc không tốt thì sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ bị xấu và không đạt được yêu cầu ban đầu của khách hàng.
Vậy nên các bạn hãy lưu ý và quản lý quy trình này thật kỹ nhé.
Quá trình chặt tóc
Mục đích của quy trình chặt tóc này là để đảm bảo được kích thước yêu cầu ban đầu của các đơn hàng.
Tùy vào từng đối tượng khách hàng, sản phẩm mi giả cũng sẽ có từng yêu cầu về kích thước độ dài khác nhau. Vậy nên người thợ cũng phải cẩn thận để có thể chặt tóc chính xác theo từng kích thước.
Cuốn tóc và sấy tóc.
Sau khi đã căn chỉnh kích thước của tóc xong bằng công đoạn chặt bỏ những đoạn tóc thừa để sản phẩm mi giả có độ dài thích hợp thì tiếp theo sẽ là công đoạn khâu cuốn.
Khâu cuốn tóc này sẽ có nhiệm vụ kiểm tra lại yêu cầu về độ cong của đơn hàng và tiến hành chọn khuôn cuốn sao cho phù hợp.
Độ cong cơ bản thường được yêu cầu hiện nay về sản phẩm mi giả sẽ là J, B, C, D, CC, L, L+, và M.
Sau khi người thợ đã thực hiện công đoạn cuốn tóc hoàn chỉnh thì những sản phẩm tóc này sẽ được đưa vào các máy sấy. Công đoạn này được tính toán thời gian và nhiệt độ sao cho thích hợp nhất. Nhằm mục đích để đảm bảo rằng sau khi sấy xong, tóc sẽ có độ cong đúng với những yêu cầu ban đầu đã đặt ra.
Tiến hành dán tóc lên vỉ
Sau khi khâu cuốn và sấy xong là chúng ta đã ra sản phẩm hoàn chỉnh. Tiếp đó sẽ đến quá trình yêu cầu thủ kho xuất tấm nhãn (label) đã được đặt sẵn để có thể tiến hành dán tóc lên vỉ theo đơn hàng. Trong quá trình này, những sợi tóc dư thừa sẽ được cắt bỏ.
Nhãn label sẽ tùy thuộc vào các yêu cầu của khách hàng, thông thường sẽ có những loại như 6 lines, 8 lines, 12 lines, 16 lines, hoặc 20 lines. Dựa vào đó mà người thợ sẽ tính toán số lượng tóc dán lên vỉ cho phù hợp.
Hai công đoạn cuối cùng của quy trình gia công mi giả là kiểm hàng (QC) và đóng gói thành phẩm. Vậy những công đoạn này chúng ta có cần chú ý điều gì không, hay các xưởng sản xuất sẽ thực hiện chi tiết những việc làm gì? Hãy theo dõi những bài viết tới đây của chúng tôi nhé.
Trên đây là danh sách các công đoạn cơ trong quá trình gia công lông mi giả.
Đó đều là những chia sẻ dựa trên công đoạn thực tế mà chúng tôi thực hiện. Chúng tôi tự hào là địa chỉ chuyên gia công lông mi giả hàng lùa, lông mi khay xuất khẩu uy tín.